Đảm Bảo An Toàn Thực Phẩm và Sức Khỏe Của Bạn

Trong ngành chăn nuôi gia súc và gia cầm, sử dụng thuốc thú y là một phần quan trọng của quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của động vật nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc thú y, bao gồm cả thuốc kháng sinh và thuốc kích thích tăng trưởng, đòi hỏi sự kiểm soát và theo dõi chặt chẽ. Chính vì vậy, kiểm nghiệm thuốc thú y là một bước quan trọng để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.

Trong chăn nuôi, thuốc kháng sinh thường được sử dụng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách, liều lượng không chính xác, hoặc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng tồn dư của chúng trong thực phẩm. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm có thể gây ra hậu quả nguy hại cho sức khỏe của con người, bao gồm cả sự phát triển của vi sinh vật kháng thuốc.

Những tác động tiềm năng của việc tiêu thụ thực phẩm chứa hàm lượng kháng sinh cao bao gồm các vấn đề về sức khỏe và an toàn thực phẩm

Các tồn dư kháng sinh có thể chuyển hóa thành các chất độc gây hại cho sức khỏe của con người, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát sử dụng thuốc thú y.
Để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm, Bộ Y tế đã ban hành các quy chuẩn giới hạn mức tồn dư cho phép của các thuốc thú y trong thực phẩm, nhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

Các qui định của thị trường

Liên minh châu Âu (EU)

- Quy định (EC) 470/2009 thiết lập mức giới hạn tối đa dư lượng (MRLs) của các sản phẩm thuốc thú y trong thực phẩm có nguồn gốc động vật;
- Quy định 37/2010 thiết lập danh sách các chất bị cấm và được phép sử dụng trong thực phẩm có nguồn gốc động vật;
- Qui định 2022/1644 qui định việc thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với việc sử dụng các chất được cấp phép và bị cấm làm sản phẩm thuốc thú y hoặc làm phụ gia thức ăn chăn nuôi.

Các qui định của thị trường

Việt Nam

- Thông tư 24/2013/TT-BYT: Ban hành Qui định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm.
- Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam

Trung tâm Vùng 4 được trang bị thiết bị hiện đại độ nhạy, độ chính xác cao, kỹ thuật phân tích tiên tiến cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm có khả năng kiểm nghiệm đáp ứng theo các quy định của các thị trường khó tính và các bộ ngành có liên quan.

  • Danh mục kiểm nghiệm tồn dư thuốc thú y rất đa dạng và bao gồm:
  • Kháng Sinh: Chloramphenicol, Nitrofurans, Quinolones & Fluoroquinolones, Tetracyclines, Penicillins, Cephalosporins, Phenicols, Macrolides, Aminoglycosides, Sulfonamides, Coccidiostats,...
  • Kháng Viêm: Corticoids, và nhiều loại khác. Hormone: Beta agonist, Steroid, Stilbestrol, …
  • Thuốc An Thần: Acepromazine, Azaperone, Xylazine, Carazolol, và nhiều loại khác.
  • Thuốc Trị Giun: Albendazole, Fenbendazole, Mebendazole, Levamisole, và nhiều loại khác.
  • Nền mẫu kiểm nghiệm bao gồm tất cả các nền mẫu trong chuỗi từ thực phẩm, nguyên liệu sản xuất, chế biến thực phẩm; nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi

Kiểm nghiệm thuốc thú y đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe của bạn. Tại Trung tâm Vùng 4, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ kiểm tra chất lượng chuyên nghiệp để đảm bảo rằng sản phẩm thú y đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất.