Các mốc phát triển
Từ khi thành lập, hoạt động kiểm nghiệm chủ yếu về lĩnh vực vi sinh, với các trang thiết bị cũ được điều chuyển từ Trung tâm KCS (Seaprodex).
Để đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vào thị trường EU, phòng kiểm nghiệm đã triển khai phân tích thêm Tảo độc, phân tích độc tố sinh học biển bằng phương pháp sinh hóa trên chuột.
Dự án Seaqip tài trợ thêm trang thiết bị mới và hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho kiểm nghiệm viên. Từ đó, phòng kiểm nghiệm triển khai thêm chỉ tiêu vi sinh, hóa học để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản.
Lĩnh vực Vi sinh: phân tích các chỉ tiêu vi sinh ang thường như VSV tổng số, Coliform, E. Coli, St. aureus, Salmonella, V. ang ra, V. parahemolyticus;
Lĩnh vực Tảo: phân tích một số loài Tảo độc sinh độc tố ASP, DSP, PSP
Lĩnh vực Hóa: phân tích các chỉ tiêu phosphor, sulphite bằng Máy quang phổ UV-VIS; Thuốc trừ sâu gốc clor hữu cơ, Chloramphenicol bằng Máy sắc ký khí GC/ECD; Kim loại nặng bằng Máy quang phổ hấp thu nguyên tử AAS; Histamine, Aflatoxine, Chloramphenicol, nhóm Nitrofurans bằng Máy sắc ký lỏng HPLC-FLD/UV-VIS và phân tích chỉ tiêu Nitrogen, TVB-N, muối clorua…
Phòng Kiểm nghiệm là một trong 2 phòng Kiểm nghiệm của hệ thống NAFI được VILAS (Việt Nam) và SAC- SINGLAS (Singapore) công nhận hệ thống ISO 17025 với 06 chỉ tiêu vi sinh và … chỉ tiêu hóa. Đây cũng là phòng kiểm nghiệm đầu tiên của Việt Nam đáp ứng yêu cầu của tổ chức công nhận quốc tế (SAC-SINGLAS).
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU về mức giới hạn phát hiện (LOD) của kháng sinh cấm (cụ thể là Chloramphenicol) trong thủy sản nuôi, cũng như phân tích nguy cơ kháng sinh trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu, phòng Kiểm nghiệm được Cục bổ sung thêm một số thiết bị lĩnh vực hóa: ELISA test kit để sàng lọc kháng sinh; LC/MS/MS để khẳng định các chỉ tiêu kháng sinh, hoocmon; GC/MS để phân tích thuốc trừ sâu, chỉ tiêu trifluralin; HPLC/PDA, FLD phân tích độc tố sinh học biển, histamine, aflatoxine, kháng sinh.
Đây cũng là phòng kiểm nghiệm đầu tiên của hệ thống NAFI được trang bị các thiết bị hiện đại vào thời đó.
Triển khai phân tích chỉ tiêu Listeria monocytogenes, Enterobacteriaceae trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Triển khai xét nghiệm bệnh thủy sản trên một số đối tượng nuôi như bệnh đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV, GAV), bệnh Taura, bệnh còi (MBV) trên tôm, bệnh Koi (KHV) trên cá chép, virus gây bệnh mùa xuân (SPV) trên cá cảnh; các chỉ tiêu vi sinh vật có lợi như Bacillus, Lactobacillus, … trong chế phẩm sinh học dùng trong thức ăn chăn nuôi hay xử lý môi trường.
Được bổ sung thêm thiết bị UFLC/FLD để tăng cường năng lực phân tích các chỉ tiêu độc tố sinh học biển, histamine, aflatoxine, kháng sinh.
Được trang bị thêm Phổ kế gamma đầu dò bán dẫn siêu tinh khiết HPGe: phân tích chỉ tiêu phóng xạ gamma như Cs-134; Cs-137; I-131, K-40, U-238, Th-232…. Với thiết bị này, phòng kiểm nghiệm Trung tâm Chất lượng vùng 4 là phòng kiểm nghiệm duy nhất của Bộ NN & PTNT có khả năng phân tích chỉ tiêu phóng xạ.
- Lĩnh vực Hóa: bổ sung Máy ICP-MS để phân tích đồng loạt nhiều chỉ tiêu kim loại. Hiện nay, thiết bị này là kỹ thuật hiện đại nhất trên thế giới trong phân tích kim loại.
- Lĩnh vực Sinh: triển khai phương pháp phân tích E.coli 0157 đồng thời 2 phương pháp nuôi cấy và phương pháp PCR;
- Phân tích Clostridium botulinum bằng phương pháp nuôi cấy. Đây là phương pháp đầu tiên triển khai trong toàn hệ thống NAFI.
- Phân tích E. coli O104 gây hội chứng tan huyết tăng ure trong mẫu rau quả đáp ứng yêu cầu của Cục trong công tác quản lý.
- Được chỉ định là phòng kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản của Bộ NN&PTNT với trên 43 chỉ tiêu sinh học, hóa học.
- Được Cục Thực phẩm & Dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) chỉ định là phòng kiểm nghiệm tại nước ngoài của Hàn Quốc, kiểm nghiệm lô hàng thực phẩm thủy sản xuất khẩu.
Được DA SCEISAF-JICA tài trợ thêm một số thiết bị phân tích hóa. Dự án cùng với Trung tâm kiểm nghiệm Yokohama (Nhật Bản) hỗ trợ đào tạo cho các kiểm nghiệm viên trong triển khai phân tích nhóm E. coli EHEC và đào tạo phương pháp đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Multi-residue) phân tích được hơn 135 chất thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản thực phẩm.
Là phòng kiểm nghiệm duy nhất tại Việt Nam phân tích được nhiều chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản thực phẩm.
Việc triển khai phân tích được các chỉ tiêu thuốc BVTV đáp ứng tốt yêu cầu khắt khe về kiểm soát tồn dư thuốc BVTV trong nông sản thực phẩm của các thị trường nhập khẩu như Nhật bản, EU, Mỹ.
- Được tổ chức NATA-Úc công nhận quản lý phòng thử nghiệm theo hệ thống ISO/IEC 17025 (số hiệu: 19086);
- Được Bộ Y tế – Lao động và Phúc lợi Nhật bản chỉ định là phòng kiểm nghiệm tại nước ngoài của Nhật bản, kiểm nghiệm lô hàng thực phẩm nông thủy sản xuất khẩu (mã số: 104 Vi sinh; 105 Hóa).
- Nghiên cứu và triển khai phương pháp phân tích Novo Virus trong nhuyễn thể phục vụ công tác xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Được BoA công nhận 03 phương pháp phân tích Tảo độc phục vụ yêu cầu kiểm soát nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Là phòng kiểm nghiệm duy nhất được BoA công nhận lĩnh vực này.
Ngoài ra, phòng Kiểm nghiệm của Trung tâm được các Đoàn Thanh tra của các cơ quan thẩm quyền nước ngoài như SANCO-EU, FDA-Mỹ, MFDS-Hàn Quốc… đánh giá cao về năng năng lực kiểm nghiệm.
Hàng năm, số lượng các phương pháp thử, các chỉ tiêu phân tích, nền mẫu thử của phòng kiểm nghiệm tăng đều, trung bình 02-03 phương pháp thử về sinh học và 05-07 phương pháp thử lĩnh vực hóa đáp ứng tốt yêu cầu của quản lý nhà nước về lĩnh vực xuất khẩu nông thủy sản của các doanh nghiệp và nhu cầu phân tích mẫu kiểm soát nguyên liệu, mẫu vệ sinh công nghiệp, mẫu tự kiểm soát của doanh nghiệp và cá nhân.
Đến nay các phòng kiểm nghiệm của Trung tâm Chất lượng vùng 4 đã có — phương pháp phân tích cho — chỉ tiêu, trong đó có 59 phương pháp cho phân tích 56 chỉ tiêu sinh học (bao gồm vi khuẩn, virus, nấm mốc, tảo độc trong kiểm soát ATTP, dịch bệnh thủy sản, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học) — hương pháp cho phân tích — chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu hóa học. Hầu hết các phương pháp phân tích đều được công nhận ISO 17025, trong đó có những phương pháp được công nhận ISO 17025 đầu tiên trong hệ thống NAFI và khu vực thành phố Hồ Chí Minh như phương pháp phân tích Norovirus trong nhuyễn thể, phương pháp phân tích tảo độc sinh độc tố DSP, ASP.
Chứng chỉ được công nhận
Dự án hoàn thành
Các tổ chức liên phòng
Hình ảnh và video
Kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn nhất quán, chuyên nghiệp và luôn được cập nhật.
Chương trình tập huấn, hướng dẫn được thiết kế riêng theo đặc thù từng khách hàng.
Giảng viên, chuyên gia tập huấn, hướng dẫn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp lĩnh vực tập huấn, hướng dẫn.
Kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn nhất quán, chuyên nghiệp và luôn được cập nhật.
Danh mục chỉ tiêu được chỉ định
Lorem ipsum dolor sit amet, conse ctetur adipiscing elit. Adipiscing urna curabitur facilisis tristique.
Năng lực chung
Lorem ipsum dolor sit amet consectetur. Mauris at lobortis donec commodo viverra pharetra lectus sagittis. Lacus enim sed et praesent eu ullamcorper.
- Phòng kiểm nghiệm Sinh học /Hóa học hiện chỉ duy trì công nhận ISO 17025: 2017 với các tổ chức công nhận trong nước: BoA, AOSC
- Đã được đánh giá tương đương của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu: EU, FSIS (Mỹ), Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia.
- Đã được Bộ NN&PTNT chỉ định là phòng kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm của Bộ.
- Được trang bị trang thiết bị hiện đại, độ phân giải cao đáp ứng các yêu cầu khắc khe của thị trường EU, Mỹ, Nhật, …: UPLC-MS/MS TQS Micro (2 hệ), UPLC-MS/MS TQD, UPLC-MS/MS Quattro Micro (2 hệ), HPLC-FLD (2 hệ), HPLC-PDA, GC-MS/MS, GC-MS, GC-ECD, IC-CD, ICP-MS, ICP-OES, Phổ kế Gamma, …
- Nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo trong và ngoài nước bởi các tổ chức uy tín: Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, …
- Phòng kiểm nghiệm thường xuyên tham gia và đạt kết quả tốt các chương trình thử nghiệm thành thạo do các tổ chức trong nước và quốc tế uy tín nhằm đáp ứng yêu cầu về độ chính xác của kết quả thử nghiệm: FAPAS (Anh), Progetto Trieste (Ý), BIPEA (Pháp), Rikilt (Hàn Lan), Quasimeme (Hà Lan), IAEA, NIFC, Quatest 3, …
Phòng thử nghiệm
Căn cứ pháp lý
Đăng ký LVHĐ theo nghị định
Công nhận ISO/IEC 17025:2017
Chỉ định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
PKN Trung tâm luôn thực hiện đầy đủ các qui định của pháp luật về đăng ký LVHĐ thử nghiệm theo nghị định 107/2016/NĐ-CP
PKN của Trung tâm được đánh giá và luôn duy trì hiệu lực công nhận ISO/IEC 17025 bởi Văn phòng Công nhận chất lượng (BoA) từ năm 2002 với mã số công nhận Vilas 105
PKN của Trung tâm được Cục quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản chỉ định là cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm với mã số chỉ định: 016/2016/BNN-KNTP Được KFDA chỉ định là PTN nước ngoài của Hàn Quốc Được Bộ y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản chỉ định là PTN nước ngoài của Nhật Bản Được Indonesia chỉ định là PTN phân tích các chỉ tiêu trên nền mẫu nông sản xuất khẩu vào thị trường Indo
HƯỚNG DẪN GỬI MẪU DỊCH VỤ
Địa chỉ gửi mẫu và thông tin liên hệ ♦ Nhận mẫu và trả kết quả Phòng Chế biến và Phát triển thị trường (Nhận mẫu) - Cơ sở 1: 91 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 10, Quận 5, TP.HCM Điện thoại: 028 36363638 (line 101) Email: nhanmau.nafi4@mard.gov.vn - Cơ sở 2: 271 Tô Ngọc Vân, phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP.HCM Điện thoại: 028 36363638 (line 102, 103) ♦ Báo phí và thanh toán: Kế toán viên, Điện thoại: 028 36363638 (line 402, 703) Email: ketoan.nafi4@mard.gov.vn ♦ Báo giá và liên hệ nhận mẫu tại địa chỉ Khách hàng yêu cầu: Tổ Dịch vụ, Điện thoại: 028 36363638 (line 601), di động: 0919 505 474 (Mr Tâm) Email: info.nafi4@mard.gov.vn
Thời gian làm việc - Buổi sáng: 8 giờ đến 12 giờ - Buổi chiều: 13 giờ đến 17 giờ - Ngày làm việc: các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 - Ngày nghỉ: theo qui định nhà nước
Cách thức gửi mẫu - Gửi trực tiếp tại 02 cơ sở - Gửi mẫu qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh: gửi kèm “Phiếu yêu cầu thử nghiệm” (theo biểu mẫu BM.TT.16.03, được ghi đầy đủ các thông tin: tên người gửi, tên doanh nghiệp/ tổ chức, số điện thoại liên hệ, tên mẫu, chỉ tiêu, phương pháp thử nghiệm,…), khi nhận được mẫu Phòng Chế biến và Phát triển thị trường (Nhận mẫu) sẽ liên hệ và xác nhận tình trạng mẫu nhận được với Khách hàng..
Trung tâm Chất lượng vùng 4 có dịch vụ nhận mẫu tận nơi theo yêu cầu của Khách hàng, thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Bộ phận Thông tin dịch vụ:
- E.mail: info.nafi4@mard.gov.vn
- Hotline: 028 36363638 (line 601)
- Zalo: 0919 505 474
4. Hướng dẫn chuẩn bị mẫu gửi
- Khối lượng mẫu (phần thịt):
Đối với mẫu phân tích Vi sinh, Xét nghiệm:
- Tối thiểu 200g/mẫu thực phẩm.
- Tối thiểu 100ml nước/chỉ tiêu, riêng chỉ tiêu ký sinh trùng trong nước 10 lít/chỉ tiêu.
- Tối thiểu 200g/mẫu thức ăn chăn nuôi.
- Mẫu tôm giống (Post larvae) để xét nghiệm bệnh tối thiểu là 2g.
Đối với mẫu phân tích các chỉ tiêu Hóa học:
- Tối thiểu 300g/ mẫu thực phẩm phần ăn được.
- Tối thiểu 250ml nước/ chỉ tiêu.
- Tối thiểu 250g/ mẫu thức ăn chăn nuôi.
- Tối thiểu 1000g/mẫu thực phẩm khi kiểm tra các chỉ tiêu về hoạt độ phóng xạ, thuốc bảo vệ thực vật, độc tố vi nấm.
- Đối với các mẫu có giá trị kinh tế cao như yến sào, vi cá…, các mẫu đối chứng, so sánh liên phòng thì trao đổi trực tiếp với Nhận mẫu.
- Điều kiện bảo quản
Mẫu kiểm Vi sinh
- Mẫu tươi, mẫu ướp đá, mẫu nước, mẫu vệ sinh công nghiệp: bảo quản lạnh, ướp đá trong thùng cách nhiệt, thời gian vận chuyển không quá 5 giờ.
- Mẫu tươi, mẫu ướp đá: được bao gói kín, bảo quản lạnh (ướp đá) trong suốt thời gian vận chuyển bằng dụng cụ chứa cách nhiệt. Mẫu thử nghiệm không tiếp xúc trực tiếp với đá.
- Mẫu nước: đựng trong chai kín hoặc bao PE làm kín miệng và bảo quản trong dụng cụ chứa cách nhiệt.
- Mẫu tăm bông (mẫu vệ sinh công nghiệp): phải chứa trong ống nghiệm vô trùng và bảo quản trong dụng cụ chứa cách nhiệt.
- Mẫu đông lạnh: phải được bảo quản nguyên vẹn về hình khối, tránh làm rách bao bì và làm tan đá một phần hay bị dập nát, bảo quản lạnh (ướp đá) trong suốt thời gian vận chuyển bằng dụng cụ chứa cách nhiệt, thời gian vận chuyển không quá 5 giờ.
- Mẫu dạng khô, mắm, mẫu đồ hộp: nguyên vẹn, không biến dạng về mặt cơ học. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, thời gian vận chuyển không quá 48 giờ.
Mẫu xét nghiệm bệnh thủy sản
- Mẫu tươi, ướp đá, đông lạnh được bảo quản như mẫu kiểm Vi sinh.
- Mẫu sống phải được vận chuyển trong điều kiện đủ oxy.
Mẫu Hóa học
- Mẫu dạng tươi ướp đá, khô, đông lạnh được bảo quản đúng nguyên trạng, sạch sẽ.
- Mẫu dạng lỏng phải được chứa trong chai, lọ sạch, không được chứa trong các bao PE/PA.
5. Về thời gian gửi mẫu
Khách hàng gửi mẫu giờ hành chính các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6
– Mẫu gửi sau 14 giờ tại cơ sở 91 Hải Thượng Lãn Ông, Quận 5 sẽ được lưu mẫu và chuyển sang ngày tiếp theo thử nghiệm.
– Mẫu gửi sau 16 giờ tại cở sở 271 Tô Ngọc Vân, TP Thủ Đức sẽ được lưu mẫu và chuyển sang ngày tiếp theo thử nghiệm.
– Trường hợp chiều ngày thứ 6 sau khung giờ trên tại 02 cơ sở không nhận mẫu VSCN và mẫu nước.
6. Thời gian thử nghiệm
– Mẫu thông thường: 03-05 ngày làm việc.
– Mẫu có yêu cầu thực hiện nhanh: 24h hoặc 48h (tùy thuộc vào chỉ tiêu và phương pháp)
Khách hàng tham khảo “Thông báo danh mục và thời gian phân tích các chỉ tiêu Sinh học và Hóa học” để biết thêm thông tin thời gian thử nghiệm.
7. Trả kết quả thử nghiệm
– Khách hàng đăng ký hoặc cung cấp email trên “Phiếu yêu cầu thử nghiệm” để được nhận kết quả sơ bộ
– Thực hiện trả Phiếu kết quả thử nghiệm bản gốc trực tiếp tại Trung tâm Chất lượng vùng 4, Phòng Chế biến và Phát triển thị trường (nhận mẫu).
– Chuyển phát qua dịch vụ bưu điện theo đăng ký/yêu cầu trên “Phiếu yêu cầu thử nghiệm” (phí gửi thư Khách hàng trả).
8. Lưu mẫu và trả lại mẫu thử nghiệm
– Mẫu sau khi thử nghiệm được lưu trong vòng 7 ngày kể từ ngày các phòng Kiểm nghiệm trả kết quả phân tích cho khách hàng.
– Mẫu kiểm vi sinh sau thử nghiệm được lưu để nhận diện mẫu hoặc trả cho khách hàng (nếu có yêu cầu), không dùng làm mẫu để kiểm chứng lại.
– Khách hàng có yêu cầu nhận lại mẫu gửi vui lòng thông báo trước ghi vào “Phiếu yêu cầu thử nghiệm”, nhận lại mẫu gửi trực tiếp tại Trung tâm Chất lượng vùng 4, Phòng Chế biến và Phát triển thị trường (nhận mẫu).